• Slide 3
  • sdfgdfhgjhk
  • lkjhgfd

Chống thấm khu vệ sinh, ban công, lôgia

Những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước như các khu vệ sinh, phòng xông hơi … thì nguy cơ xảy ra thấm là rất cao. Do đó biện pháp tối ưu để khác phục tình trạng này là nên xử lý chống thấm trước khi hoàn thiện. Nếu công trình đã qua sử dụng mà xảy ra hiện tượng thấm dột thì khách hàng nên lựa chọn giải pháp xử lý triệt để tối ưu cùng với những vật liệu phù hợp sau khi được tư vấn tìm hiểu kỹ. 

*. Công tác chuẩn bị bề mặt chống thấm

- Loại bỏ sạch tạp chất trên bề mặt.
- Đánh và thổi sạch bụi, đục tẩy các vị trí lồi lõm.
- Bề mặt phải bằng phẳng, cứng, sạch, sửa chữa những nơi bề mặt bị rỗ.
- Đối với các vết nứt lớn phải được trám lại bằng vữa sửa chữa có phụ gia.
- Đối với các cổ ống nước, dùng gioăng chương nở quấn xung quanh các cổ ống nhằm bảo vệ cổ ống đồng thời ngăn chặn nước rò rỉ xung quanh

1) Phương án thi công dùng màng khò nóng hoặc tự dính:

* Đối với màng khò nóng

- Quét 01 lớp keo lót primer lên toàn bộ vị trí cần thi công dán màng.

- Trải màng chống thấm, dùng máy khò đốt nóng màng chống thấm cho nóng chảy ra và ấn dính xuống bề mặt thi công.
- Biên độ chồng mí giữa mỗi lần tiếp giáp là 5-10cm
- Sau khi thi công xong, tiến hành trát  bảo vệ bề mặt màng chống thấm, nhằm tăng hiệu quả và kéo dài thời gian bền vững của công trình.

* Đối với màng chống thấm tự dính:

- Quét 01 lớp keo lót  primer lên toàn bộ vị trí cần thi công dán màng.

- Trải màng chống thấm  ra, bóc lớp ninon trên bề mặt màng chống thấm sau đó dán màng chống thấm lên toàn bộ bề mặt cần thi công.
- Chồng mí giữa các lần tiếp giáp là 5-10cm,nên dùng đèn khò nhỏ khò tại các vị trí chồng mí nhằm tăng cường khả năng bám dính giữa hai lớp màng.
- Sau khi thi công xong, tiến hành trát  bảo vệ bề mặt màng chống thấm, nhằm tăng hiệu quả và kéo dài thời gian bền vững của công trình.

2. Phương án 2: Dùng các loại vật liệu gốc xi măng, thẩm thấu kết tinh trong bê tông chống thấm.

-  Làm ẩm bề mặt trước khi thi công để tránh bê tông háo nước dẫn đến tình trạng vật liệu chống thấm sẽ không thấm sâu vào thân bê tông tạo liên kết tuy nhiên tránh không để đọng nước trên bề mặt bê tông.

- Quét lớp hóa chất chống thấm thứ nhất.

- Gia cố thêm 01 lớp lưới thủy tinh gia cường tại các vị trí góc, phần tiếp giáp giữa sàn và tường với bề rộng lưới từ 10 – 15 cm nhằm tăng cường khả năng chống thấm và chống co giãn.

- Tùy thuộc vào mỗi loại sản phẩm chúng ta nên thi công 2 hoặc 3 lớp để đảm bảo phủ kín bề mặt cần chống thấm.

- Thi công các lớp chống thấm vuông góc nhau theo chiều từ trên xuống dưới, lớp sau được quét sau khi lớp trước khô khoảng 2 – 4 giờ, tùy nhiệt độ ngoài trời cũng như tùy loại sản phẩm dùng.

- Định mức thi công tùy thuộc vào từng vị trí và từng sản phẩm đưa vào thi công.

- Các loại vật liệu này có khả năng thẩm thấu kết tinh trong bê tông, điều đặc biệt của công nghệ này là vật liệu có các hoạt chất tác dụng với hơi ẩm trong các mao dẫn của bê tông, từ đó thẩm thấu vào các mao dẫn này, quá trình tương tác kích hoạt liên tục giữa vật liệu và hơi ẩm trong mao dẫn của bê tông vẫn diễn ra trong vài năm sau khi áp dụng vật liệu, một số loại vật liệu dạng này có khả năng xuyên suốt bản bê tông dầy 25-30cm trong vòng 2-3 năm, vì vậy, chúng ngăn chặn được nước từ hai chiều thuận ngược. 

Đối tác